Lịch sử y học thế giới đã ghi nhận nhiều ca phẫu thuật kỳ lạ, nhiều khi đến khó tin như cắt bỏ một bên não hay tự mình phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa… Dưới đây là những ca phẫu thuật được cho là khó tin nhất trong lịch sử y học thế giới.Tự phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa Vào năm 1921, giới y học thế giới hết sức kinh ngạc trước khả năng phi thường của một bác sĩ phẫu thuật có tên Evan O’Neill Kane. Người này đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới vì đã tự phẫu thuật cắt ruột thừa cho mình chỉ với một chiếc gương và phương pháp gây tê tại chỗ mà không nhờ bất kỳ sự trợ giúp nào khác. Có 3 bác sĩ khác đã đứng chứng kiến ca phẫu thuật có một không hai này để sẵn sàng ứng cứu đề phòng trường hợp “bất trắc” có thể xảy ra. Cuối cùng, ca phẫu thuật đã thành công ngoài mong đợi. Bệnh nhân - bác sĩ Kane nhanh chóng phục hồi và trở lại khoẻ mạnh bình thường.
|
Hình ảnh Evan O’Neill Kane đang tự thực hiện ca phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa của mình |
Ca phẫu thuật thành công khiến Kein quyết định tiếp tục tự mình thực hiện thêm một ca phẫu thuật phức tạp nữa kéo dài gần 2 giờ do bị thoát vị bẹn vào năm 1932, khi đó ông đã 70 tuổi. Mặc dù vừa phẫu thuật, vừa nói đùa cợt như không có gì, nhưng bác sĩ Kane vẫn thực hiện chính xác đến từng milimét.Ông được cho là người đầu tiên và cũng là duy nhất từ trước tới nay tự phẫu thuật cho mình theo cách này.
Cắt bỏ một bên não Ca phẫu thuật cắt bỏ một bên não do bác sĩ phẫu thuật thần kinh Ben Karson tiến hành vào ngày 11/6/2007 đã được ghi nhận là ca phẫu thuật rùng rợn nhất từ trước tới nay. Jessie Hall, 6 tuổi, một bé gái ở Aledo, bang Texas (Mỹ) bị mắc phải một chứng bệnh nan y hiếm gặp có tên hội chứng Rasmussen (hội chứng viêm não) khiến cho não của em bị ăn mòn rồi dẫn đến những cơn co thắt toàn thân.
|
Jessie Hall mỉm cười hạnh phúc sau ca phẫu thuật cắt bỏ nửa bên não |
Tỉ lệ mắc căn bệnh này là 1/1000 đứa trẻ, thế nhưng ca phẫu thuật tương tự là chưa từng xảy ra và cơ may sống sót đối với người bệnh rất thấp. Tuy nhiên, đây lại là cách duy nhất có thể cứu sống bé Jessie. Phần não được cắt bỏ là phần não bị mắc bệnh viêm não không có khả năng chữa trị, còn nếu để nguyên sẽ làm tổn thương dây chuyền sang bán cầu não còn lại. Cuối cùng các bác sĩ cũng chọn phương án mạo hiểm này với những hy vọng hết sức mong manh. Và kết quả thật bất ngờ, phương pháp này không những đã cứu sống bé Jessie, mà còn cho em những hy vọng mới về cuộc sống. Sau ca phẫu thuật, Jessie đã có những dấu hiệu hồi phục tuyệt vời. Cô bé đã có thể đi lại trong phòng tập, dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ. Ca phẫu thuật kéo dài kỷ lục 96 giờ Ca phẫu thuật loại bỏ khối u buồng trứng khổng lồ cho một phụ nữ ở thành phố Chicago (Mỹ) vào năm 1951 được coi là ca phẫu thuật kéo dài nhất trong lịch sử ngành y khoa. Ca phẫu thuật này bắt đầu được tiến hành vào từ ngày 4/2 đến ngày 8/2 năm 1951 với tổng thời gian lên tới 96 giờ đồng hồ, tức 4 ngày đêm. Bệnh nhân 58 tuổi, Gertruda Levandovski, trước khi tiến hành phẫu thuật có cân nặng lên tới 277 kg. Thế nhưng, khi ca phẫu thuật kỷ lục này kết thúc, cân nặng của Gertruda chỉ còn có 138 kg, chỉ còn bằng một nửa trọng lượng lúc ban đầu. Sở dĩ Gertruda bị sút cân nhanh và nhiều đến vậy là vì các bác sĩ đã phải liên tục vừa phẫu thuật vừa băng khối u rồi từ từ làm khô nước dịch chảy ra nhằm ngăn chặn sự tụt huyết áp có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động của tim. Phẫu thuật thai nhi khi còn đang trong bụng mẹ Một ca phẫu thuật khó tin nhằm giải cứu cho một thai nhi còn đang trong bụng mẹ đã được các bác sĩ phẫu thuật thuộc Trung tâm y khoa Monash (Úc) thực hiện thành công.
Đó là trường hợp thai nhi mới 22 tuần tuổi, đang nằm trong bụng của chị Kaili Boulen, bị dây chằng màng ối (hay dây rau thai) cuốn chặt lấy hai chân, khiến cho máu không lưu thông được, ngăn cản quá trình phát triển của đôi chân.
Đứng trước tình thế này, các bác sĩ đã phải đánh bạo tiến hành phẫu thuật cắt dây rau thai cuốn quanh chân thai nhi bởi nếu không, đứa bé sẽ bị hỏng chân hoàn toàn. Các bác sĩ đã sử dụng một chiếc kính nhỏ đường kính khoảng 2mm đặt trong bụng người mẹ, sau đó dùng tia laze và dòng điện để cắt dây rau cuốn quanh chân trái. Tuy nhiên, trong thời điểm bắt đầu ca phẫu thuật, chân phải của đứa bé đã bị nhiễm trùng và không thể phẫu thuật ngay được. Phải 4 ngày sau khi đứa trẻ chào đời, các bác sĩ mới tiếp tục tiến hành phẫu thuật phục hồi chân phải cho bé và ca phẫu thuật đã thành công.
Thời điểm ca phẫu thuật hy hữu này diễn ra thai nhi mới chỉ dài 17cm.
Tái tạo khuôn mặt đã bị biến dạng Vào tháng 1/2007, các bác sĩ Pháp đã thực hiện thành công một ca phẫu thuật cực khó nhằm đem lại “ánh sáng” cuộc sống cho một bệnh nhân bị một khối u quái dị làm biến dạng khuôn mặt một cách kinh khủng.
Đó là trường hợp của bệnh nhân có tên Pascal Coler, 31 tuổi. Khối u khổng lồ đã làm cho Pascal không thể ăn uống bình thường và biến anh trở thành một con người sống ẩn dật.
Anh đã phải trải qua hơn chục ca phẫu thuật trước đó để làm giảm kích thước khối u xơ này.
|
Pascal Coler trước và sau phẫu thuật |
Giáo sư Loran Lantieri cùng các đồng nghiệp tại bệnh viện Henri - Mondor gần thành phố Pari (Pháp) đã tiến hành cắt khối u, đồng thời cấy ghép lại toàn bộ các chi tiết trên khuôn mặt của Pascal từ môi, cằm, mũi cho đến miệng… bởi khối u có liên quan đến phần xương mặt. Ca phẫu thuật đã được thực hiện trong vòng 16 giờ đồng hồ và đã kết thúc thành công.
Trước ca phẫu thuật hy hữu này, một số phẫu thuật tương tự cũng đã được thực hiện với một nữ bệnh nhân người Pháp bị chó cắn nát gương mặt và một nam bệnh nhân người Trung Quốc bị gấu tấn công.
6. Ca phẫu thuật cho bào thai song sinh kỳ lạ nhất thế giới Sau khi đã mang thai được 6 tháng, Keri Mc Cartney, một người phụ nữ sống ở Laredo, bang Texas (Mỹ), mới đi siêu âm và vô cùng lo sợ khi phát hiện ra có một khối u nguy hiểm mọc một cách quái ác ở xương cụt của thai nhi. Khối u này gây cản trở việc máu cung cấp cho cơ thể thai nhi và có thể khiến cho bé bị chết.
Ca phẫu thuật nhằm giải cứu cho thai nhi nhanh chóng được triển khai.
|
Ca phẫu thuật cắt bỏ khối u của thai nhi |
Keri Mc Cartney cùng chồng hạnh phúc bên đứa con vừa mới chào đời |
|
|
|
Sau khi gây mê cho Keri, các bác sĩ phẫu thuật thuộc Bệnh viện nhi ở Histon (Mỹ) tiến hành mổ tử cung từ của cô để đưa 80% cơ thể của thai nhi ra ngoài, chỉ để đầu và vai ở bên trong cơ thể người mẹ. Họ đã nhanh chóng cắt bỏ khối u rồi đặt đứa trẻ trở lại trong tử cung và khâu bọc ối lại.
Khi phẫu thuật, các bác sĩ rất ngạc nhiên khi thấy phần mà họ cho là khối u thực ra là một bào thai song sinh với cô bé. Thực chất đây là một dạng thai đôi, tuy nhiên một trong hai đứa bé song sinh lại nằm ngay trên cơ thể của người anh em mình.
10 tuần sau khi được đưa trở lại bụng mẹ, đứa trẻ được chào đời hoàn toàn khỏe mạnh và được đặt tên là Macie Hope Mc Cartney.
Anh Nguyễn
Theo Hoystory