Do ảnh hưởng của một loại gen di truyền, 4 anh chị em đến từ vùng Alnkela ở Iraq không có khả năng học cách đi bằng 2 chân như người bình thường. Họ chỉ có thể di chuyển như
động vật 4 chân.
Bố của họ xuất thân nghèo khó, đã từng làm lao công ở trường học, sau đó ông lấy
người em họ làm vợ, sinh được 10 người con 5 nam 5 nữ.
Ba anh em Ali và người chị 44 tuổi từ khi sinh ra đã không thể đứng thẳng để đi, người con gái út mắc hội chứng down, còn một người chết vì chứng suy tim. Ngay từ nhỏ, bốn anh em di chuyển bằng cách bò chứ không thể đứng thẳng trên 2 chân như những đứa trẻ khác.
Người cha rất khổ tâm và thương các con, đi khắp nơi tìm thầy thuốc chữa trị, thậm chí ông đã trở thành người quen của nhiều bệnh viện, trong đó có bệnh viện tốt nhất ở Baghdad, nhưng đều vô phương cứu chữa.
Nguyên nhân mắc bệnh có thể là do bẩm sinh, do kết hôn cận huyết, hay do một điều bí hiểm nào đó, cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Vậy nên ông đành chấp nhận nhìn những đứa con tội nghiệp phải di chuyển bằng cách bò.
Lúc nhỏ, ba anh em luôn bị bọn trẻ trong xóm ném đá cười nhạo. Lúc lớn lên tuy cơ thể và sức khoẻ phát triển bình thường nhưng trí tuệ có phần chậm hơn người bình thường, họ thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp với mọi người.
Năm 2004, nhà khoa học người Thổ Nhĩ Kì đã đến một vùng thôn quê xa xôi khác và lại phát hiện ra 5 anh em cũng có cách di chuyển bằng 4 chi như thế. Có thể nói, gia tộc “đi bằng 4 chi” không phải chỉ có một trường hợp duy nhất ở Alnkela.
Tại một vùng thôn quê Thổ Nhĩ Kỳ, có một gia đình có 21 người, trong đó có 5 đứa trẻ “đi bằng 4 chi”. Hai tay trước của những đứa trẻ ấy cũng được dùng như đôi chân thứ hai để đi lại. Một công ty quảng cáo của Anh đã chụp lại bức ảnh những đứa trẻ ấy và phát sóng trên kênh truyền hình BBC vào 17/3.
Theo như một số lập luận của các nhà nhân chủng học, tổ tiên sớm nhất của loài người di chuyển bằng đốt ngón tay như tinh tinh đen, nhưng trường hợp chúng ta nhắc đến ở đây lại ngược lại, gia tộc “đi bằng 4 chi” lại di chuyển bằng lòng bàn tay. Cách di chuyển này khiến cổ tay xuất hiện một vết chai dày giống như ở phần gót chân vậy.
Cổ tay xuất hiện một vết chai dày Các nhà khoa học cho rằng hiện tượng này không phải do thiếu hụt một gen nào đó mà do đột biến gen. Nhưng cuối cùng cái gì đã dẫn đến hiện tượng đột biến đó? Chỉ biết là hai gia tộc “đi bằng 4 chân” ở Thổ Nhĩ Kì và Alnkela có một điểm chung là đều có bố mẹ kết hôn cận huyết.
Cho đến nay vẫn chưa có một cách giải thích hợp lý nào cho hiện tượng kì lạ hiếm thấy này!